Tượng Chúa Giêsu Kito Vua tại núi Tao Phùng

Ngài rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa Cha qua Lời nói và hành động: đề cao phẩm giá con người, nhất là những người bị xã hội và tôn giáo lúc bấy giờ đẩy họ ra bên lề; Ngài chữa lành các bệnh nhân và thu nạp các đồ đệ, huấn luyện họ về giáo lý và dạy họ về cách sống mới, cách sống phục vụ tha nhân và yêu mến Thiên Chúa Cha… Và từ đó mọi người đều tôn thờ tượng Chúa Giêsu Kitô.

Cụm từ “Đức Giêsu Kitô” đã được tìm kiếm và bàn luận nhiều nhất xuyên suốt qua dòng lịch sử và các nền văn hoá từ hơn 2000 năm nay. Để hiểu rõ hơn, chúng ta phải chia thành hai: Đức Giêsu và Đức Kitô.

Đức Giêsu

Đức Giêsu hay còn gọi là Chúa Giêsu. Giêsu là một tên riêng, như Gioan, Giacôbê, Philippê… Đức Giêsu là một con người có thật và hiện diện trong lịch sử nhân loại. Ngài là người Do Thái, sinh ra và lớn lên ở Nazareth.

Ngài rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa Cha qua Lời nói và hành động: đề cao phẩm giá con người, nhất là những người bị xã hội và tôn giáo lúc bấy giờ đẩy họ ra bên lề; Ngài chữa lành các bệnh nhân và thu nạp các đồ đệ, huấn luyện họ về giáo lý và dạy họ về cách sống mới, cách sống phục vụ tha nhân và yêu mến Thiên Chúa Cha… Và từ đó mọi người đều tôn thờ tượng Chúa Giêsu Kitô.

Đức Giêsu là một con người có thật và hiện diện trong lịch sử nhân loại

Tượng Chúa Cứu Thế là một biểu tượng nổi tiếng khi nói về tấm lòng cứu độ cao sâu của Ngài. Pho tượng lớn nhất về hình ảnh này hiện nay nằm tại Rio de Janeiro của Brasil và là một kỳ quan thiên nhiên của Thế giới. Đằng sau sự ra đời của bức tượng Chúa Cứu Thế này cũng gắn liền với một câu chuyện mà tất cả các tín đồ Công giáo ai cũng luôn suy ngẫm.

Tượng Chúa Cứu Thế, mọi tín hữu tôn kính

Đức Kitô

Đức Kitô nghĩa là người được Thiên Chúa xức dầu, là Đấng Thánh của Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa. Vậy nếu Đức Giêsu (như trình bày ở trên) nói lên khía cạnh cụ thể và lịch sử của con người Giêsu thành Nazareth, thì Đức Kitô nói lên khía cạnh “siêu lịch sử”, sứ vụ thần linh của Ngài. Và các tín đồ đều thể hiện lòng kính trọng với tượng Chúa Giêsu Kitô.

Câu hỏi mà Ngài đặt ra cho các môn đệ luôn mang tính hiện đại: người ta bảo Con Người là ai? Còn anh em, anh em bảo Con Người là ai? Phêrô, đại diện cho các môn đệ đã trả lời rằng: Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa.

Đúng như thế, sau khi Phục sinh (sống lại) từ cõi chết và do sức mạnh của Thánh Thần, Đức Giêsu, một người bị giới hạn bởi văn hoá, thời gian và không gian đã trở thành Chúa của hoàn vũ.

Khi nghe danh thánh Người “ cả trên trời dưới đất, muôn vật phải bái quỳ, và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng Đức Giêsu Kitô là Chúa” (Pl 2, 10-11).

Đức Giêsu, một người bị giới hạn bởi văn hoá, thời gian và không gian đã trở thành Chúa của hoàn vũ

Thật vậy, ngay sau khi Đức Giêsu phục sinh, các tông đồ của Ngài đã đi khắp trái đất loan báo Đức Giêsu là Đấng Kitô và là Chúa của tất cả mọi người, và các ông quy tụ tất cả những ai đón nhận sứ điệp này vào một cộng đoàn đức tin trong niềm hy vọng và yêu thương. Đó chính là Giáo hội Công giáo.

Khi tôn thờ ảnh tượng Chúa Giêsu Kitô trong mỗi gia đình chúng ta, chúng ta tin nhận Ngài là Đức Kitô, Con Thiên Chúa như Giáo hội tuyên xưng. Chúng ta là con cái của Ngài đã được Ngài thâu nạp chúng ta nhờ ân sủng và niềm tin vào Ngài qua các Bí tích.

“Thiên Chúa làm người để con người được trở nên thánh”

Mỗi người chúng ta hãy mở lòng đón nhận Ngài là Cứu Chúa, và cảm nhận lời của thánh Irènê thành Lyon nói rằng “Thiên Chúa làm người để con người được trở nên thánh”. Và thể hiện niềm tin, sự tôn kính của chúng ta đối với tượng Chúa Giêsu Kitô.

Khách hành hương tại tượng Núi Tao Phùng

Tượng Chúa Kitô Vua là một bức tượng Chúa Giêsu cao 32m, 2 tay dang rộng 18,4m với sức chứa khoảng 100 người trong lòng tượng. Năm 2012, bức tượng đã được xác lập kỷ lục “Tượng chúa Kito lớn nhất châu Á”. Tượng Chúa tọa lạc trên ngọn núi Tao Phùng, ngay một mũi đất của Vũng Tàu, nơi gặp nhau giữa trời, đất và 3 mặt biển. Hằng năm, có đến hơn một ngàn người đã đến Vũng Tàu để thăm tượng Chúa trên núi Tao Phùng. Vị thế này khiến bất kỳ ai đến thăm Tượng Chúa cũng có cảm giác thật bình yên.

Tượng Chúa tọa lạc trên núi Tao Phùng

Từ xa đi dần đến cổng tượng đài trên đường Hạ Long, tượng Chúa Giêsu dần hiện ra hùng vĩ, dang đôi tay ấm áp như muốn ôm hết nhân gian.Và thật lạ kỳ, khi trên đường về, tượng Chúa đã khuất khỏi tầm mắt, song cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng vẫn còn theo mãi…

CATEGORY

Bài viết gần đây

Có thể bạn sẽ thích